Save The Cat! The Last Book on Screenwriting You'll Ever Need
Preview
8k reviews

Save The Cat! The Last Book on Screenwriting You'll Ever Need

Tặng bookmark nghệ thuật/bút highlight chất lượng cao
Đổi trả trong vòng 7 ngày, không mất phí đổi trả
Tích điểm 1% giá trị đơn hàng
Giao hàng trong ngày Xem chi tiết
Hotline hỗ trợ 24/7: 083 222 7685
Hỗ trợ gói quà tặng theo yêu cầu*

Save The Cat! The Last Book on Screenwriting You'll Ever Need


Nếu bạn là một tín đồ điện ảnh hoặc đang quan tâm đến lĩnh vực biên kịch thì mình tin chắc rằng bạn đã từng nghe đến cụm từ “Save the Cat” ít nhất một lần. Đây là tên một bộ sách của biên kịch Hollywood nổi tiếng Blake Snyder và cũng đồng thời là một trong số những kỹ thuật viết kịch bản hiện đại.

Khởi nguồn từ bi kịch Hy Lạp cổ đại vào khoảng năm 335 trước Công nguyên, cấu trúc ba hồi được xem là một trong những nghệ thuật kể chuyện phổ biến nhất. Blake Snyder là người đã có công ngắt ba hồi đó thành 15 nhịp trong 110 phút phim. Phần nội dung sau đây được trích từ bản dịch tiếng Việt “Save the Cat” của A Type Machine.

1. HÌNH ẢNH MỞ ĐẦU - OPENING IMAGE (PHÚT 1)
Chúng ta có thể tìm thấy ấn tượng đầu tiên về một bộ phim bao gồm: tông (tone), không khí (mood), thể loại (genre) và phạm vi (scope) của phim. Ngoài ra, Hình ảnh mở đầu còn cho khán giả thấy nhân dạng, hoàn cảnh ban đầu hoặc điểm xuất phát của nhân vật chính (hero). Đó có thể là chàng trai, cô gái hoặc một nhóm người mà chúng ta sẽ theo chân trong suốt hành trình màn ảnh.

Hình ảnh mở đầu có một nhịp đối xứng gọi là Hình ảnh kết thúc (Final image). Cặp hình ảnh sóng đôi này là một cách hữu hiệu để cho khán giả thấy được sự thay đổi trong phim – điều mà các kịch bản tốt phải thể hiện được. Hình ảnh mở đầu và kết thúc nên nằm ở hai thái cực đối lập nhau để thể hiện sự thay đổi một cách kịch tính nhất, đồng thời, lưu giữ mọi chuyển biến xúc cảm trong phim.

2. CÂU NÓI CHỦ ĐỀ - THEME STATED (PHÚT 5)
Một bộ phim tốt nhất định phải có chủ đề cụ thể. Hãy chắc chắn rằng chủ đề phải nằm ngay trong khoảng này của kịch bản. Trong khoảng 5 phút đầu tiên, một nhân vật (thường không phải là nhân vật chính) sẽ đặt câu hỏi hoặc đưa ra một lời tuyên bố tưởng chừng vu vơ nhưng lại có ý nghĩa sâu xa như một lời mở đầu về chủ đề (thematic premise) của bộ phim.

3. XÂY DỰNG CÂU CHUYỆN - SET UP (PHÚT 1-10)
Đây là phần nằm trong 10 trang hoặc tối đa là 12 trang đầu của kịch bản và cũng là phần quyết định sự thành bại của một bộ phim. Bạn phải tóm lấy sự chú ý của người xem hoặc khiến họ cảm thấy chán chả buồn xem nữa.

Theo Blake, Dàn dựng bối cảnh là phần để giới thiệu hoặc đưa ra gợi ý nhằm giới thiệu tất cả các nhân vật trong Câu chuyện A (A Story). Thường thì trong 10 phút đầu, bạn sẽ được nhìn thấy hoặc nghe nhắc đến tất cả các nhân vật trong phim. Biên kịch phải bắt đầu xây dựng từng tính cách nhân vật, đưa ra lý do vì sao và bằng cách nào nhân vật chính thay đổi để đạt được mục tiêu.

Có thể ví 10 phút đầu như một đoạn phim tài liệu đầy đủ về thế giới trước đây của nhân vật chính. Nó là một sự bình lặng trước khi cơn bão tràn đến. Nếu những sự kiện theo sau đó không diễn ra thì thế giới này vẫn sẽ nguyên như cũ.

4. CHẤT XÚC TÁC - CATALYST (PHÚT 12)
Đây là khoảnh khắc biên kịch đạp đổ tất cả thế giới bình lặng của nhân vật đang sống: những bức điện tín, bị sa thải, bắt gặp vợ mình đang mặn nồng trên giường với gã đàn ông khác, biết được rằng bạn chỉ còn ba ngày để sống, tiếng gõ cửa, người đưa thư,…

Chất xúc tác là hiện thân của cuộc sống vì những khoảnh khắc đó hoàn toàn có thể xảy đến với tất cả chúng ta mà. Tất nhiên, khi cuộc phiêu lưu chấm dứt, chính nó sẽ dẫn nhân vật chính đến hạnh phúc.

Nếu Chất xúc tác không xuất hiện, độc giả sẽ bắt đầu bực dọc và bộ phim sẽ bị mang tiếng là “Chẳng có tình tiết gì cả!” vì bạn đã khiến họ hết hứng rồi. Hãy nhớ lấy – Chất xúc tác ở trang số 12.

5. MÂU THUẪN - DEBATE (PHÚT 12-25)
Phản biện nằm khoảng giữa trang 12 đến 25 và thường là phần đánh đố tác giả nhất. Đây là cơ hội cuối cùng để nhân vật chính nhận ra vấn đề hiện tại và thốt lên: “Thật là điên rồ!”. Ở phần này, biên kịch phải đặt ra một loại câu hỏi nào đó và nhân vật chính cần đưa ra câu trả lời để bắt đầu phần tiếp theo của bộ phim, dù khoảnh khắc ra quyết định có thể không được thể hiện rõ ràng cho lắm.

6. BƯỚC VÀO HỒI 2 - BREAK IN TO 2 (PHÚT 25)
Hồi thứ 2 diễn ra ở trang 25 của một kịch bản. Vì đoạn ngắt chuyển hồi (the act break) là khoảnh khắc chúng ta rời bỏ thế giới cũ để tiến tới thế giới mới – là phiên bản đảo ngược, là phản đề của thế giới cũ nên chúng ta cần xây dựng thật kỹ lưỡng tình huống chuyển vào Hồi 2.

Một điểm cần lưu ý là nhân vật chính không thể bị dụ dỗ, bị lừa gạt hoặc bị cuốn đến Hồi 2 mà chính họ phải là người ra quyết định đi đến đó.

7. CÂU CHUYỆN B - B STORY (PHÚT 30)
Câu chuyện B của hầu hết các kịch bản thường là “chuyện tình” và nó cũng chứa đựng chủ đề của bộ phim. Phần khởi đầu của nó diễn ra ở khoảng trang 30 và là chiếc hoả tiễn giúp ta lấp liếm đoạn ngắt chuyển đến hồi 2 một cách đột ngột từ Câu chuyện A. Đây là lý do câu chuyện cắt ngang này luôn đi đôi với Câu chuyện A nhưng theo một phạm vi/cấu trúc hoàn toàn mới để cho chúng ta có một khoảng nghỉ.

Phần này cũng thường cho thấy những tuyến nhân vật hoàn toàn mới mà hầu như không thể tìm thấy ở 10 trang đầu của kịch bản. Ta thậm chí không hề biết rằng họ có tồn tại. Nhưng vì Hồi 2 là thế giới phản đề, nên họ là những phiên bản đảo ngược với tuyến nhân vật sống trong thế giới của Hồi 1.

Thường được mua cùng