Ghi chú khi đọc sách như thế nào?
Chúng ta thường dễ dàng ghi chú hơn khi nghe vì tay được tự do, có thể tập trung vào việc ghi lại những điều cảm thấy quan trọng. Tuy nhiên, khi đọc sách, việc ghi chú sẽ làm gián đoạn dòng chảy của việc đọc. Vậy nên hãy cố gắng cần cân bằng giữa việc ghi chú quá nhiều, khiến tốc độ đọc chậm đi, và ghi chú quá ít, khiến nhiều kiến thức trong sách bị bỏ sót. Vậy cách ghi chú hiệu quả nhất khi đọc sách là gì?
Trước tiên, hãy xem xét lý do tại sao bạn muốn ghi chú. Bạn có muốn ghi lại các ý tưởng nảy sinh khi đọc không? Hay để hiểu rõ hơn và ghi nhớ nội dung? Hoặc chỉ để tham khảo dễ dàng sau này? Dù mục đích là gì cũng sẽ ảnh hưởng đến một số quyết định khi đọc sách.
- Sách giấy vs. e-book: nếu muốn nghiên cứu kỹ nội dung sách thì giấy là lựa chọn tốt hơn, giúp hiểu và nhớ lâu hơn. Ngược lại, e-book thì dễ tìm lại ghi chú hơn.
- Ngẫu nhiên vs. kiểm soát: đôi khi, chúng ta chỉ muốn ghi chú để trải nghiệm niềm vui tình cờ khám phá lại những suy nghĩ của chính mình trong quá khứ, bạn có thể dùng bút gạch chân/highligt và ghi chú ngay bên lề hoặc bằng giấy nhớ. Nhưng nếu bạn muốn muốn có nhiều kiểm soát hơn đối với quá trình tái khám phá, muốn có một hệ thống có cấu trúc hơn, bạn nên lập một chỉ mục các ý tưởng chính của cuốn sách đó.
- Học tập vs. sáng tạo: Nếu bạn muốn học tập từ sách, ghi chú sẽ mang tính sự kiện nhiều hơn, với mục đích ghi lại các ý tưởng chính từ tác giả. Nếu bạn muốn tạo ra nội dung của riêng mình dựa trên sự hiểu biết về kiến thức có trong sách, ghi chú sẽ mang tính sáng tạo hơn, với mục đích tạo ra ý tưởng của riêng bạn.
Dù sao thì cũng không có cách tiếp cận áp dụng cho mọi trường hợp nhưng việc suy nghĩ kỹ về mục tiêu của bản thân là bước quan trọng để tìm ra phương pháp phù hợp nhất.
Nắm bắt ý tưởng chính mà không làm gián đoạn trải nghiệm đọc
Thử thách lớn nhất khi ghi chú trong khi đọc sách là tìm được sự cân bằng phù hợp giữa việc đọc và ghi lại nội dung. Nhiều người hay mắc sai lầm khi ghi chú quá rườm rà, khiến niềm vui đọc sách bị biến thành quá trình nhàm chán. Thay vào đó, hãy cố gắng làm cho quá trình này trở nên liền mạch nhất có thể.
Nếu đọc sách giấy, hãy chuẩn bị một cây bút và ghi lại các ý tưởng then chốt ở lề sách. Đó có thể là ý tưởng hay câu hỏi của riêng bạn, hoặc các khái niệm được tác giả đề cập. Hãy giữ gọn trong vài từ ngắn, không cần cả câu hoàn chỉnh. Mục đích là để cho bản thân sau này có một vài gợi ý để có thể nhớ lại những gì muốn ghi lại lúc đó. Tương tự với sách điện tử, hãy đánh dấu và viết ngắn gọn các phần quan trọng, chỉ ghi lại các ý tưởng thực sự có ý nghĩa với bạn.
Nếu chỉ muốn khám phá lại các ý tưởng một cách ngẫu nhiên sau này, bạn có thể dừng lại ở đây. Nhưng nếu muốn học tập hay tham khảo lại sau này, hãy dừng lại vào cuối mỗi chương để tổng hợp riêng các ý chính so với văn bản gốc.
Một số người thích ghi trên trang bìa trong của sách hay một trang chỉ mục riêng. Dù cách nào, mục đích là để dễ dàng tra cứu lại các ý tưởng sau này. Tuy nhiên, cách tốt nhất là nhập chúng vào hệ thống ghi chú của bản thân.
Nhập các ý tưởng vào hệ thống ghi chú của bạn
Bước cuối cùng - và không bắt buộc - là nhập các ý tưởng được đánh dấu và ghi chú vào hệ thống ghi chú của bạn. Đây là cách tuyệt vời để khuyến khích sự sáng tạo kết hợp và kết nối các ý tưởng, nhưng không hề bắt buộc. Tôi có nhiều cuốn sách trên giá đầy ghi chú mà tôi vẫn chưa nhập. Sách nên là nguồn vui, và đôi khi tôi chỉ đọc vì niềm vui đọc sách. Tôi không muốn áp lực bản thân bằng cách ép mình phải nhập tất cả các ghi chú cho mỗi cuốn sách đọc.
Tuy nhiên, một số cuốn sách dường như đặc biệt liên quan đến công việc và những ý tưởng tôi suy ngẫm. Đối với những cuốn này, tôi thấy hữu ích khi thêm chúng vào hệ thống ghi chú của mình, để có thể kết nối chúng với những ý tưởng trước đó tôi đã đọc. Việc nhập các ý tưởng này vào hệ thống ghi chú là cách để tạo ra một cuộc đối thoại giữa các tác giả mà tôi đã đọc tác phẩm. Đó là lý do tại sao tôi có nỗ lực ý thức liên kết các ý tưởng với nhau.
Bất kể ứng dụng ghi chú nào bạn sử dụng, việc nhập các ý tưởng vào hệ thống ghi chú của bạn không cần rườm rà mất thời gian, nó chỉ khiến bạn chán và trở nên lười thôi haha. Chỉ cần tạo một ghi chú cho mỗi ý tưởng, và thêm vài câu để làm rõ thêm ngữ cảnh. Cũng là thói quen tốt nếu ghi lại bất kỳ câu hỏi hay ý tưởng nào để nghiên cứu thêm sau này.
Việc ghi chú khi đọc sách không nên là công việc nhàm chán. Hãy xem xét mục đích của bạn, đơn giản hóa, và không áp lực phải nhập mọi ghi chú vào hệ thống ghi chú. Việc đọc sách nên là được giữ là một trải nghiệm thú vị.
Nguồn: https://nesslabs.com/how-to-read-a-book